Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

[WONAV] Google đưa thêm tính năng "cỗ máy" thời gian vào Street View

Google đã đưa vào Google Maps Street View một "cỗ máy thời gian" nhằm đem đến cho người dùng trải nghiêm du lịch xuyên lịch sử và ngắm nhìn mọi thứ tại một nơi đã thay đổi như thế nào.

Tính năng mới này cho phép người dùng theo dõi những thay đổi trong phong cảnh, các tòa nhà, đường xá và toàn bộ khu dân cư ở khắp nơi trên thế giới kể từ khi chương trình lập bản đồ Street View vào năm 2007.


Người dùng có thể nhấp chuột vào một biểu tượng đồng hồ xuất hiện ở góc của màn hình khi sử dụng Street View trên Google Maps trên máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay, "thả lên" thanh cuộn điều khiển "cỗ máy thời gian", thay đổi năm và thậm chí cả mùa của khu vực hoặc công trình xây dựng mà mình đang muốn theo dõi, và xem theo thời gian nó đã biến đổi ra sao.

"Khách du lịch như Doc Brown"

"Nếu bạn đã từng mơ ước trở thành một khách viễn du qua thời gian như Doc Brown, đây chính là cơ hội của bạn, giám đốc sản phẩm của Google Street View, Vinay Shet nói đến trong một bài blog được đăng  . "Chúng tôi đã thu thập được hình ảnh lịch sử từ quá khứ Street View, bộ sưu tập có "niên đại" kể từ năm 2007 để tạo ra "con tàu thời gian" kỹ thuật số của thế giới".


Street View của Google sử dụng máy ảnh gắn trên xe để chụp ảnh đường phốkhắp thế giới, "khâu" hình ảnh lại với nhau thành một chỉnh thể ảo của thế giới thực phủ lên trên bản đồ của Google. Xe ô tô của Google đã có mặt ở hầu hết trên thế giới, nhưng đây là lần đầu tiên gã khổng lồ tìm kiếm đã làm ra nhiều hơn những phiên bản của kết quả hỉnh ảnh có sẵn cho công chúng.

"Bây giờ với Street View, bạn có thể thấy sự phát triển của một bước ngoặt từ mặt đất lên , giống như Tháp Tự do tại thành phố New York hay sân vận động World Cup 2014 ở Fortaleza , Brazil, " Shet nói.

"Một dòng thời gian kỹ thuật số của lịch sử"

"Tính năng mới này sắp tới đây cũng có thể là một dòng thời gian kỹ thuật số của lịch sử, như phản ảnh việc tái thiết sau trận động đất và sóng thần ở Onagawa (Nhật Bản) năm 2011. Bạn thậm chí có thể trải nghiệm các mùa khác nhau và xem những gì nó sẽ như thế nào và chọn lựa du lịch Ý mùa hè hay mùa đông", ông nói.

Từ trước đến nay Street View chủ yếu đã được sử dụng như một cách hình dung địa điểm, để hướng dẫn và giúp người dùng tìm kiếm và xác định vị trí họ đang tìm kiếm, nhưng các dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến hơn nhờ "chiếc ghế bành thám hiểm", những người đã sử dụng Street View sẽ được khám phá một nơi rất xa, rất xưa trên thế giới mà có thể không bao giờ rời khỏi nhà.

Google đã bổ sung thêm các điểm nóng về du lịch và dịch vụ sắc đẹp, cũng như không gian bên trong của một số nơi công cộng như nhà ga xe lửa, sân bay để phục vụ nhu cầu người dùng.

Google gần đây đã thông báo rằng họ đã bắt đầu sử dụng một thuật toán mới có thể đọc số nhà trong hình ảnh trên các dịch vụ, và sau đó tương quan với những địa chỉ thực sự để cải thiện tính chính xác của địa chỉ được cung cấp trong các tìm kiếm của Google.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

[WONAV] Du lịch Việt Nam trên Google Maps


Bữa rồi trong lúc cầu cạnh "thầy địa lý số" Google Maps tìm đường ở khu vực trung tâm quận 1, tôi sướng tê người khi phát hiện cái công cụ bản đồ thế giới trên cả tuyệt vời này giờ đây bắt đầu ứng dụng chế độ Street View (xem thực tế đường xá bằng hình ảnh thực với công nghệ 360 độ) cho cả Việt Nam.

Vậy là người dùng ở bất cứ nơi nào trên thế giới, bây giờ chỉ cần vào Google Maps, gõ địa chỉ cần tìm, chọn chế độ Earth rồi dùng tính năng Street View (nắm cái icon hình người thả lên khu vực bản đồ muốn coi đã được hỗ trợ hay zoom to hết cỡ) là có thể ngắm phố xá Sài Gòn như thể mình đang lang thang ngay tại đó.

Do chỉ bắt đầu "làm quen" với Việt Nam nên Google Maps mới hỗ trợ tính năng xem toàn cảnh 360 độ này ở một số nơi, nhưng nói chung là khá nhiều. Ngoài những bộ hình 360 độ, có rất nhiều ảnh chụp phố xá và có một số video clip. Rất nhiều địa chỉ nổi tiếng, danh thắng của nhiều địa phương ở Việt Nam đã được Google Maps giới thiệu. Với một số nhà thờ, đình chùa, cơ sở nổi tiếng, người xem Google Maps có được cảm giác khó tả khi đi vào bên trong mà xoay nhìn ngắm khung cảnh, nội thất như thể mình đang đứng tại chỗ.

Và không chỉ có TP HCM, cả Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Tân An và nhiều tỉnh thành khác cũng đã được thể hiện trên Google Maps với những hình ảnh toàn cảnh 360 độ thú vị như vậy.

Có tin nói rằng Google Maps bắt đầu ứng dụng Street View ở Việt Nam kể từ khi công cụ bản đồ số này đổi giao diện mới hôm 21/3. Nhiều hình ảnh mà Google Maps sử dụng đầu tiên này được chụp trong dịp Tết Giáp Ngọ 2014, người ta có thể thấy được cờ xí, cổng chào Tết.

Với đảo Cook Island được bổ sung tính năng Street View hồi đầu năm 2014, tính tới nay Google Maps đã hỗ trợ chế độ xem bản đồ 360 độ ở 59 nước và vùng lãnh thổ. Cũng trong dịp này, Google đã hoàn tất đợt cập nhật hình ảnh Street View lớn nhất từ trước tới giờ, với các hình ảnh mới chụp ở các đường sá trên thế giới có chiều dài tổng cộng 600.000 km (hơn 370.000 dặm).

Để có được những hình ảnh cho Street View, Google phải sử dụng những chiếc xe chụp ảnh chuyên dụng với hệ thống máy ảnh chụp 360 độ có độ phân giải cao chạy trên các con đường mà mình muốn đưa vào Street View. Sau đó, các chuyên viên kỹ thuật ghép chúng lại thành bản đồ toàn cảnh kết hợp với những hình ảnh chụp từ vệ tinh và từ máy bay bay thấp từ 240 mét tới 460 mét. Google cho biết, mình có các hình ảnh vệ tinh và chụp máy bay của hầu hết khu vực thành thị trên khắp thế giới.

Tất cả đều là hình ảnh độ nét cao (tuy nhiên, để đỡ lãng phí, ở những khu vực ít dân cư hay hoang vắng, họ chỉ dùng hình ảnh có độ nét thấp hơn). Các hình ảnh vệ tinh đều dưới 3 năm tuổi và được cập nhật theo định kỳ. Việc kết hợp các hình ảnh thành bản đồ bằng hình 360 độ rất phức tạp vì phải tạo được hiệu ứng đó kéo dài theo cả con đường chứ không phải chỉ đứng một chỗ mà xoay vòng tròn.

Ở các nước đã được ứng dụng tính năng Street View đầy đủ, người ta chỉ cần gõ địa chỉ một ngôi nhà nào đó là có thể xem được toàn cảnh ngôi nhà đó còn rõ hơn cả… người trong nhà, như thể ta đang đứng trước cửa nhà họ và có thể coi từ trên cao xuống, từ trước ra sau, kể cả hàng xóm, không giấu được những gì để lộ thiên.
Tất nhiên, cái bản đồ bằng hình ảnh thực 360 độ này cũng gây nhiều phiền toái cho khổ chủ. Năm 2005, Tổ chức Khoa học và Công nghệ Hạt nhân Australia (ANSTO) than phiền rằng loại bản đồ này giống như "vẽ đường cho… khủng bố nó chạy". Nhưng chính phủ Australia không đồng tình với quan điểm này. Ngay bản thân Google cũng rất cẩn trọng với chuyện này. Một mặt họ đưa hình ảnh chụp trước đó một thời gian và có thể dùng kỹ thuật để che khuất những chỗ nhạy cảm. Thí dụ, Google tô màu lên một số khu vực có yếu tố an ninh cao (hầu hết ở Mỹ) như nóc Nhà Trắng và nhiều tòa nhà chính quyền ở thủ đô Washington. Tất nhiên các nước cũng có thể yêu cầu họ làm như vậy.

Về tính riêng tư, những gì có thể làm lộ diện đối tượng trong ảnh (như khuôn mặt người, biển số xe,…) đã được Google xóa mờ. Họ sợ bị kiện tụng. Riêng các hình ảnh ở Việt Nam bây giờ có lẽ do mới và hiểu người Việt mình khoái "lên ảnh" nên Google để nguyên xi người thật, việc thật trong rất nhiều ảnh.

Ngày 3/4, nhiều trang báo công nghệ thế giới đã đưa tin về dự án của Google quảng bá cho khu đền Angkor Wat ở Siem Reap (Campuchia) vừa hoàn tất. Bây giờ những ai trên thế giới không có điều kiện tới thăm kỳ quan di sản văn hóa nhân loại nổi tiếng này đều có thể nhìn thấy nó một cách tường tận trên công cụ Google Maps. Ngoài ra, mọi người còn có thể tham quan hơn 100 đền chùa khác ở đất nước Chùa Tháp này.

Google Maps đã sử dụng hơn 90.000 tấm ảnh chụp toàn cảnh các thiết kế ngoại thất, nội thất và cận cảnh từng tác phẩm điêu khắc để cho người dùng một cái nhìn tường tận các di sản này với chức năng Street View. Bên cạnh việc dùng các chiếc xe ghi hình chuyên dụng Street View thông thường, Google còn sử dụng các camera Trekker gắn trên balô và trên các chân máy ảnh bình thường để ghi hình tại chỗ.

Dự án này được Google kết hợp với Cơ quan quản lý di sản Apsara của Vương quốc Campuchia thực hiện từ năm 2013.

Đây là một kinh nghiệm quý cho Việt Nam. Chúng ta có thể chính thức hợp tác với Google để thực hiện những dự án tham quan trên Google Maps những di sản văn hóa lịch sử, thắng cảnh của Việt Nam. Họ có nhu cầu thật sự và mình có thiện chí thật sự, ráp lại là cả nhân loại được phục vụ. Lâu nay, chúng ta cũng đã có những dự án 3D, 360 độ cho một số công trình, như Hoàng thành Huế… Nhưng tất cả chỉ là ứng dụng hay phần mềm. Một khi được tích hợp vào Google Maps với công nghệ hiện đại và tính phổ biến toàn cầu, hiệu quả sẽ cao hơn bội lần. Tất nhiên, chúng ta cũng có thể đề nghị Google gỡ bỏ những hình ảnh nào "không thích hợp", nếu có.
Trước mắt, tôi đã giới thiệu với một số bạn bè ở nước ngoài về việc Google Maps bắt đầu hỗ trợ chức năng Street View ở Việt Nam, ai cũng thích thú. Đặc biệt là những người Việt ở nước ngoài đã có thêm điều kiện về nhìn ngắm lại quê nhà của mình. Bản thân tôi, bây giờ có thể làm một chuyến du lịch trên màn hình máy tính suốt từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau, xem được hình ảnh chụp ở những địa danh mà cả đời mình chỉ mới nghe tên. Chỉ biết thốt lên: nếu không có Google Maps thì những vùng đất quê hương tôi vẫn còn xa lạ với chính một đứa con Việt.

Nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2014, tôi xin chia sẻ với các bạn một tiện ích công nghệ góp phần đưa giang sơn con Rồng cháu Tiên ra với cộng đồng thế giới.

Phạm Hồng Phước

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

[WONAV.com] 5 thói quen xấu nên bỏ khi chụp ảnh

Chúng ta luôn hình thành những thói quen trong mỗi việc chúng ta làm, cả thói quen tốt lẫn xấu, tương tự trong nhiếp ảnh chúng ta luôn có thói quen có ảnh hưởng không tốt đến quá trình chụp ảnh của mình. Bài viết này WONAV.com sẽ chỉ điểm những thói quen không tốt thường gặp.

1. Sự do dự:

Một thói quen mà bạn có thể tự thấy ở bản thân mình đó là sự do dự, dù ít dù nhiều. Đôi khi chính sự do dự đó lại là nguyên nhân khiến bạn bỏ lỡ cơ hội để có một bức ảnh đẹp. Có nhiều lí do khiến ta do dự: 

Sợ mọi người xung quanh

- Bạn luôn sợ thành kiến của những người xung quanh. Có khi nảo bạn cảm thấy ngại khi chụp ảnh con mình đang khóc oà giữa đường ? Luôn có những khoảng khắc đắc giá để chụp lại. Nếu có một khoảnh khắc độc đáo của một người lạ nào đó và bạn chỉ do dự một tích tắc do ngại ngùng thôi cũng đủ trể để bỏ lỡ khoảnh khắc ấy.
- Có một series ảnh đời thường rất đẹp, một trong những bộ ảnh đẹp nhất mà tôi từng được xem, của Zack Arias. Thậm chí chỉ xem lại bản scan thôi tôi cũng nổi cả da gà lên. Zack đã chụp bộ ảnh này với một chiếc Fuji x100 và dùng lens fix 23mm (tức 35mm với máy crop). Có nghĩa là để chụp bộ ảnh này, anh phải có một khoảng cách cực kì gần cực kì khó chịu với những người này. Dù thế anh vẫn không do dự. Sự khó chịu chỉ kéo dài một vài giây lẻ, nhưng những tấm ảnh đắc giá thì lại tồn tại mãi mãi, thử nghĩ nếu "người mẫu" của chúng ta sẽ còn hạnh phúc đến nhường nào khi vô tình thấy mình trên một tạp chí nhiếp ảnh nào đó ?
Các bạn có thể thoe dõi thêm bộ ảnh của Zack Arias bằng cách BẤM VÀO ĐÂY 

Thế bị động

Khi máy ảnh không sẵn sàng để chụp ngay cũng khiến bạn do dự. Có những trường hợp như bạn chưa lấy máy khỏi giỏ hoặc setting chưa chuẩn. Hãy luôn sẵn sàng tư thế để có thể chụp ngay và luôn, nếu môi trường xung quanh bạn thay đổi liên tục thì bạn có những lựa chọn thế này:
- Bạn có thể chụp ở chế độ tự động hoặc bán tự động. Cá nhân tôi khá thích chế độ Av (ưu tiên khẩu). Bạn sẽ chọn sẵn khẩu độ và chế độ đo sáng và để máy tự chọn tốc độ. Tuy chụp ở M là tốt hơn, nhưng làm sao để bạn có thể chụp được ảnh mới là quan trọng nhất, vì vậy hãy thử mọi cách để cắt đứt sự do dự.
- Ảnh RAW chưa nhiều thông tin hơn và nó cho phép bạn khả năng chỉnh sửa nhiều hơn.

2. ISO quá thấp

Tấm ảnh này được chụp với ISO 4000 nhưng vẫn rất "mượt"
Một thói quen khác mà bạn nên đá đít ra khỏi danh sách của bạn là ôm gì lấy ISO thấp. Nhiều người thường nói phải làm thế này, phải làm thế nọ bởi vì "không nên đẩy ISO lên quá 800". Nỗi sợ đẩy ISO lên cao đôi khi khá dữ dội và kết quả là bạn có một tấm ảnh out nét, mờ tịt vì tốc độ quá chậm hoặc thậm chí còn làm bạn mất đi khoảnh khắc. Sau đây là một số lí do bạn nên "đá đít" thói quen xấu này:
- Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết máy của mình thực sự có thể chụp ở ISO cao bao nhiêu. Nếu có một Lens tốc độ cao, hãy khai thác hết tiềm năng của lens và chọn ISO mà bạn cần.
- Ngày nay công nghện phần mềm có khả năng giảm thiểu nhiễu một cách đáng ngạc nhiên.
- Nhiễu (hạt) thật sự không phải là một cái gì đó xấu xa, thậm chí nó còn là khát khao của ối người. Một tấm ảnh chụp ở ISO cao khi chuyển qua ảnh trắng đen có thể cho ra kết quả rất đẹp.
- Sensor của máy fullframe có khả năng khử nhiễu tốt hơn những máy crop.

3. Soi từng pixel.

Một vấn đề khác cần nói đến đó là thói quen soi từng pixel ảnh một, đây cũng là một nguyên nhân khiến bạn ngại chụp ảnh với ISO cao. Một số người thường zoom ảnh lên 100% rồi la hét ỏm tỏi "Ôi làng nước ơi, nhiễu kìa" tôi gọi thể loại này là Pixel soi-er. Trừ khi bạn tính in tấm ảnh này với khích cỡ của một chiếc xe bus, nếu không thì chẳng có lí do gì để xem sẻt từng pixel ảnh như vậy. Sau đây là những điều nên làm để không trở thành một pixel soi-er:
- Dừng việc zoom 100% lại (1:1 trong Lightroom). Ở đây không có nghĩa là bạn không được zoom trong quá trình hiệu chỉnh, mà hãy hạn chế việc zoom 100% khi không cần thiết, hãy hướng đến tấm ảnh hoàn chỉnh thay vì từng pixel của tấm ảnh.
- Hãy chọn một tấm ảnh mà khiến bạn phải soi từng pixel và in thử. In với kích cỡ lớn (ví dụ như 16x24) và bạn sẽ phải ngạc nhiên về chất lượng của tấm ảnh.
- Nếu bạn chụp ảnh cho một trang web thì lại càng không có lí do để phải lo lắng. Hằng hà tấm ảnh không in được nhưng vẫn đẹp khi đăng lên mạng.
Một lí do khác khiến bạn có thói quen này là việc quảng cáo của các nhà sẳn xuất máy ảnh khi họ tung ra một sản phẩm mới. Khi lê la trên những trang web bán hàng cũng như web review, bạn sẽ thấy những tấm ảnh được zoom lên hết cỡ để so sánh các dòng máy, và điều này khiến bạn nhầm tưởng đây là một cách đánh giá tấm ảnh của mình.

4. Ăn may.

Vâng đây là một chuyên mục dành cho các anh chị họ nhà "xả láng". Chúng ta mắc phải một tội ác khi không cho não bộ làm việc và "nhả đạn" liên tục để rồi cuối ngày khi bật máy lên và hy vọng ta sẽ có được tấm nào đó nên hồn. Thật ra bạn hoàn toàn có quyền chụp hình như vậy. Nhưng cách này sẽ giống như đưa em bé một hộp bút màu và một tờ giấy trắng, có thể thành quả là một tuyệt phẩm, nhưng bạn sẽ không biết cách làm lại như thế nào. Sau đây là một số vấn đề khi bạn chụp như vậy:
- Bạn sẽ không biết cách để có được những tấm ảnh như bạn đã chụp
- Như vậy bạn sẽ không có khả năng chụp lại những tấm tương tự. Đây không phải là vấn đề to tát khi bạn chỉ chụp chơi chơi, nhưng lại là một vấn đề lớn khi bạn chụp cho công việc. Khách hàng sẽ có lúc cần những thứ tương tự như những thứ bạn làm cho khách hàng khác.
- Con đường của một nghệ sĩ là dùng những tác phẩm của mình để miêu tả nội tâm. Và nhiếp ảnh cũng là một trong những cách có thể làm được điều này, trừ khi bên trong bạn là sự hỗn mang, không thì chụp như vậy không phải là cách để thể hiện nội tâm mình.
- Khi bạn cầm máy cũng giống như một hoạ sĩ cầm cọ và màu. Bạn là người có khả điều khiển tác phẩm của mình, không phải theo chiều ngược lại.
Đây là một thói quen không khó bỏ, nếu bạn nhận ra được mình đang mắc phải và chú ý hạn chế.

5. Hậu kì tất cả mọi thứ.

Chúng ta có thể mắc thói quen chụp lia lịa, nhưng điều này có thể sửa được trong quá trình chụp của bạn. Nhưng có một điều bạn có thể thay đổi ngay đó là tự khiến mình phải chỉnh từng tấm ảnh mà bạn chụp. Sau đây là cách để bạn có thể bỏ thói quen này:
- Thanh lọc ảnh. Tôi thường làm điều này trong lightroom. Tất cả bạn cần là 2 phím "x" và ">". Hãy xem qua những tấm ảnh bạn đã chụp, với những tấm ảnh mà bạn không thích những tấm mà bạn thấy nó thiếu một cái gì đó hãy bấm "x" và chuyển qua tấm tiếp theo, sau khi đã xem qua tất cả, hãy chọn chế độ chỉ hiển thị những tấm đã loại và công việc còn lại là control/command+A sau đó là delete, bạn có thể chọn chỉ loại những tấm này ra khỏi lightroom, nhưng theo tôi thì không có lí do gì để có sự luyến tiếc không cần cho những tấm ảnh mà mình không hài lòng và hơn thế nữa là tiết kiệm ối dung lượng của máy.
- Sau khi thanh lọc lần một, hãy lập lại lần nữa
- Sau cùng là những tấm ảnh mà bạn nên đầu tư thời gian, công sức và trí tuệ của mình vào đó. Tin tôi đi, sau khi bạn đã xoá những tấm ảnh không ưng đi thì chẳng có một sự hối hận hay cảm giác tội lỗi nào cả, tôi chưa bao giờ bỏ thời gian khóc than cho những tấm ảnh mà mình đã xoá, thay vì thế tôi bỏ thời gian cho những tấm ảnh mà mình đã chọn.
Trong 5 thói quen đã nêu, đây có lẽ là thói quen khó bỏ nhất, mỗi khi xoá ta luôn cảm giác đau lòng một chút.
Trong nhiếp ảnh đương nhiên sẽ có nhiều hơn 5 lí do đã nêu nhưng hy vọng bài viết có thể giúp các bạn nhận thức được những thói quen xấu là nâng cao tay nghề của mình hơn nữa.

(Theo Elizabeth Halford)


Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

[WONAV.com] 10 cách cải thiện bố cục ảnh

Bên cạnh màu ảnh, thì bố cục của một bức ảnh là một trong những điều cơ bản nhất mang tính quyết định cho một bức hình tầm cỡ, đưa đến người xem đúng xúc cảm mà photographer muốn truyền tải. Sau đây, WONAV xin thống kê lại một vài cách đơn giản giúp làm chặt bố cục ảnh.

1. Quy tắc số lẻ - Rule of odds

Hiểu theo cách đơn giản, "quy tắc số lẻ" nghĩa là bạn có một số lẻ các chủ thể, đối tượng (objects) trong bức ảnh của bạn. Ảnh của bạn có thể là một bức ảnh với một hoặc 3 hoặc 5,… chủ thể. Quy tắc này giúp bức ảnh trở nên hấp dẫn và thú vị hơn trong mắt người xem.(vì có điểm nhấn hơn)


Bức ảnh với bốn quả dâu tây này trông khá nhạt và buồn tẻ. Khó có thể tìm đâu là điểm nhấn của bức ảnh.



Một bức ảnh tương tự với chỉ 3 quả dâu tây nhưng số lẻ quả dâu tây làm cho bức ảnh trông thú vị hơn nhiều.

2. Hạn chế DOF – Limiting the Focus

Hạn chế "khoảng nét" của bức ảnh (Depth of Field – DOF) là một cách dễ dàng để tăng điểm nhấn của bức ảnh. Kỹ thuật này có thể không cần thiết áp dụng với mọi bức ảnh nhưng lại khá hữu ích khi bạn muốn làm giảm sự chú ý tới những chủ thể mà bạn muốn ẩn đi. Ứng dụng phổ biến nhất của kỹ thuật này là làm mờ (blur) đi hậu cảnh (background). Blur the background làm cho những background rối mắt trở nên...đỡ rối mắt hơn. Bạn có thể giảm DOF trong những bức ảnh của bạn bằng cách sử dụng ống kính với độ mở (aperture) lớn (ví dụ F1.8) kết hợp zoom (ví dụ như 70-200 zoom ở 135 hoặc 200mm), hoặc dùng những máy ảnh có sensor lớn để tăng hiệu quả(như những DSLR full frame)


Những cây cối trong background nếu được lấy nét có thể làm phân tán sự chú ý của người xem chủ thể chính của búc ảnh.
Bằng cách làm mờ hậu cảnh, bức hình này tạo điểm nhấn vào đôi bạn trẻ.



Việc làm mờ đi hậu cảnh cộng với việc lấy nét làm dẫn sự chú ý của người xem đến đôi mắt của nhân vật trong bức ảnh này

3. Đơn giản hóa – Simplification

Cách tốt nhất để tăng điểm nhấn của bức ảnh là chụp một bức hình trông thật đơn giản. Cách dễ nhất để làm được điều này là hạn chế số lượng chủ thể trong ảnh của bạn. Bạn có thể sử dụng tip 2 để làm mờ đi những chi tiết gây phân tán sự chú ý của người xem.


Sự đơn giản làm cho ý nghĩa của bức này rõ ràng, thu hút sự chú ý và khiến người xem dành nhiều thời gian hơn cho bức ảnh.

4. Đưa chủ thể chính vào trung tâm – Centering

Đưa chủ thể vào trung tâm của ảnh tạo ra sự cân bằng cho bức ảnh. Típ này có hiệu quả nhất với những bức ảnh đơn giản có chỉ một vài chủ thể.


Một công nhân khoan ở trung tâm của bức ảnh tạo ra điểm nhấn vào người công nhân khoan, đồng thời ảnh ấn tượng hơn nhờ không gian thoáng đãng xung quanh.

Trong ảnh, hình một đầu dây mạng trở nên thú vị hơn đơn giản bằng cách đưa đầu dây vào giữa ảnh

5. Nguyên tắc của những 1 phần 3 – Rule of thirds

Nguyên tắc này là một trong những cách hiệu quả và phổ biến nhất được sử dụng trong bố cục một bức ảnh. Bạn có thể dễ dàng cải thiện bố cục bức ảnh của bạn bằng cách sử dụng nguyên tắc này do mắt con người chú ý tự nhiên đến những điểm này khi xem một bức ảnh. Theo nguyên tắc này, bức ảnh sẽ trở nên cuốn hút hơn bằng cách đưa chủ thể chính mà bạn muốn nhân mạnh vào một trong bốn điểm giao nhau của những đường kẻ 3x3 tưởng tượng trên khuôn hình.



Trong hình, con thuyền được đưa vào điểm 1/3 ở góc dưới bên trái tạo ra điểm nhấn thu hút vào con thuyền và làm bức ảnh trông thú vị hơn.


Khi chụp chân dung, bạn có thể sử dụng nguyên tắc này để tăng điểm nhấn vào đôi mắt. Chỉ đơn giản dưa đôi mắt hoặc vùng mắt vào những điểm 1/3 theo nguyên tắc này, bạn có thể có được những bức chân dung ấn tượng.

6. Tạo khoảng trống - vùng dẫn – Lead room

Lead room là khoảng trống phía trước chủ thể (hướng mà chủ thể hướng tới). Típ này thường được sử dụng cùng với Rule of thirds để làm cho những bức ảnh hấp dấn hơn. Bằng cách để lại khoảng trống phía trước chủ thể, người xem sẽ như cảm thấy rằng chủ thể di chuyển về khoảng trống.

Người trượt ván tuyết được đặt ở vị trí 1/3 bên trên với lead room ở phía trước tạo ra điểm nhấn vào anh ta và cảm giác anh ta đang bay về phía khoảng trống trong bức ảnh



Lead room trước mặt người chạy trong bức ảnh làm bức ảnh trở nên action/active hơn. Nó cũng lôi kéo sự chú ý của người xem đến cảnh hoàng hôn



Để lại khoảng trống phía sau bức ảnh tạo ra cảm giác cô gái sắp kết thúc chuyến chạy bộ (vì đập mặt vào rìa ảnh...).

7. S curve

S Curve là một đường S tưởng tượng trong một bức hình. Bố cục theo cách này làm những bức ảnh trông thú vị hơn nhờ việc dẫn dắt mắt người xem theo đường S tưởng tượng trong bức hình của bạn. S curve cũng có thể sử dụng trong việc tạo dáng (posing) để tăng khả năng biểu cảm/thể hiện của người mẫu


Một ví dụ về đường cao tốc với S curve.

một bức ảnh khác về đường cao tốc nhưng trông không sinh động bằng bức ảnh trên do không có S curve

S curve cũng có thể được áp dụng khi posing. Những ví dụ sớm nhất về áp dụng S curve có thể được thấy trong những tác phẩm điêu khắc thời Hy Lạp và La Mã cổ đại.

8. Tiền cảnh – Foreground

Đa số các bức ảnh dành phần lớn cho trung cảnh (middleground) và hậu cảnh (background) và phần nhỏ cho tiền cảnh (foreground). Bạn có thể làm ảnh phong cảnh đẹp và ấn tượng hơn nhiều bằng cách thêm tiền cảnh và có một vài chủ thể trong tiền cảnh. Đây là một trong những kỹ năng được sử dụng để tạo ra cảm giác về độ lớn, chiều sâu bức ảnh và làm cho người xem đôi khi cảm thấy như thể anh ấy/ cô ấy đang ở trong bức ảnh.


Những hòn đá trong bức ảnh phong cảnh này tạo cho người xem có cảm nhận về chiều sâu và độ lớn không gian.

việc thêm tiền cảnh vào bức ảnh làm cho ta có cảm giác như đang ở đó.

9. Lấp đầy khuôn hình - Fill the frame

Khi bạn nghĩ bạn đã tiến đủ gần đến chủ thể, hãy thử tiến gần đến chủ thể hơn nữa. Bạn sẽ có thêm một bố cục/bức hình nữa bằng cách lấp đầy khoảng trống trong khuôn hình với chủ thể


Tiến lại gần hơn và lấp đầy khuôn hình với đầu của con sói giúp tăng điểm nhấn vào con sói và tăng sự kịch tích/ý nghĩa của bức hình.
2 hình trên là của cùng 1 con sói nhưng nội dung của mỗi bức hình hoàn toàn khác nhau.

10. Khuôn trong khuôn – Framimg

Đây là một cách sáng tạo để thêm tiền cảnh vào trong ảnh của bạn. Hãy sử dụng những vật thể quanh bạn để tạo khuôn hình ảo cho chủ thể trong bức ảnh của bảnh. Kỹ thuật này là một trong những cách tuyệt vời để làm tăng sự hấp dẫn của bức ảnh và làm cho một bức ảnh thực sự khác biệt so với những bức ảnh khác.


Bức ảnh này sử dụng hình bóng để tạo ra một khuôn hình ảo xung quanh Đền Taj Mahal.

Frames không nhất thiết phải hoàn hảo, cân đối mà có thể tự nhiên như 2 cây trong bức ảnh này
(Nguồn Sưu tầm)



    8 nguyên tắc cơ bản về sử dụng ống kính góc rộng

    Sau đây là 8 nguyên tắc cơ bản về sử dụng ống kính góc rộng mà WONAV.com muốn chia sẻ cùng các bạn

    1. Tiến lại gần

    Vì ống rộng có trường nhìn lớn hơn so với các loại ống kính có tiêu cự trung bình, nên khi chụp ở cùng một khoảng cách, chủ thể trông cũng sẽ nhỏ hơn bình thường. Để khắc phục điều này, hãy tiến gần hơn đến chủ thể khi chụp
    Ảnh: Nguyễn Hoàng Nam

    2. Quan tâm đến tiền cảnh

    Trái với những gì bạn tưởng tượng, yếu tố quan trọng nhất khi chụp phong cảnh rộng là tiền cảnh. Trong khi ống kính góc rộng cho phép ghi lại khung cảnh rộng hơn, chúng cũng khiến những vật ở tiền cảnh (gần máy) bị phóng đại lên so với vật ở xa ống kính. Kết quả là, nếu tiền cảnh không đẹp thì toàn bộ tấm ảnh sẽ bị xấu. Bức ảnh không chỉ bao quát phong cảnh rộng lớn mà còn cần thể hiện tốt cả những chi tiết ở cự ly gần.
    Khi chụp bằng ống góc rộng, hãy tìm tòi để có được góc chụp với tiền cảnh thú vị. Nếu tiền cảnh của bạn không được đẹp, hãy cân nhắc sử dụng những ống kính có tiêu cự dài hơn.
    Ảnh: Nguyễn Hoàng Nam

    3. Chú ý đến những đường dọc

    Ống kính góc rộng thường làm biến dạng và méo hình. Nhiều người có thể thấy khó chịu với hiệu ứng này, nhưng điều quan trọng là cách bạn dùng ra sao. Nhiều chủ thể có thể trở nên hài hước, thú vị hơn khi bị biến dạng. Tuy nhiên, để hạn chế hiện tượng này, đơn giản là bạn hãy xác định bố cục sao cho chỉ có duy nhất một đường dọc trong ảnh, hoặc sử dụng ống kính tilt/shift để kiểm soát phối cảnh. Chức năng tùy chỉnh Lens Distort trong phần mềm Photoshop cũng có thể giúp ích.
    Ảnh: ttnghi

    4. Sử dụng đường dẫn

    Về mặt bố cục, đường dẫn như dòng suối, con đường… xuất phát từ góc dưới đến phần chính giữa giúp “lôi” mắt người xem đến chủ thể của tấm ảnh, hút họ vào đó với cảm xúc mạnh mẽ.

    5. Sử dụng kính lọc (filter)

    Chụp bằng ống góc rộng cũng tạo ra một số vấn đề nếu dùng kèm kính lọc. Đầu tiên là đối với kính lọc phân cực. Hiệu ứng của kính lọc phân cực đối với nền trời xanh quá mạnh khiến cho tấm hình có màu sắc không chân thực, vì vậy hãy tháo bỏ kính lọc phân cực khi chụp trời xanh bằng ống kính góc rộng.
    Các loại kính lọc lắp đằng trước ống kính là vấn đề thứ hai, đặc biệt khi bạn muốn sử dụng nhiều loại cùng một lúc. Tuy nhiên, hệ thống kính lọc như bộ Cokin’s P-series (với mấu giữ dành cho ống kính góc rộng) có thể giúp giải quyết vấn đề.

    6. Dễ dàng lấy nét

    Một trong những điều tuyệt vời khi chụp bằng ống kính góc rộng là khả năng lấy nét dễ dàng. Loại ống này là công cụ lý tưởng để diễn tả độ sâu trong bức ảnh. Ống kính góc càng rộng, độ sâu của ảnh càng lớn. Đối với loại có tiêu cự 24 mm, với khoảng cách 6 mét từ camera, bạn có thể dễ dàng lấy nét bất cứ chủ thể nào trong khoảng 3 mét, kể cả đối với độ mở ống kính rất nhỏ là f/11.

    7. Nếu chụp các tòa nhà, giữ cho máy càng ngang bằng càng tốt.

    8. Khi chụp phong cảnh, tốt nhất nên dùng chân máy.

    ​​
    ​​

    Ảnh đen trắng – những điều nhiếp ảnh gia cần biết

    Chuyển 1 bức ảnh sang trắng đen là 1 việc làm đơn giản, nhưng nếu bạn muốn có những bức ảnh thật sự ấn tượng, hãy cùng chúng tôi theo dõi những kỹ thuật chụp ảnh sau đây nhé.
    Trong bài viết này, WONAV.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu cách chọn chủ thể, set up máy ảnh và để có bức ảnh đen trắng thực sự nổi bật.

    Cách nhìn đen – trắng

    Muốn chụp ảnh đen trắng, bức ảnh cuối cùng trông sẽ như thế nào trong suy nghĩ của bạn thực sự quan trọng. Để có được kết quả tốt nhất, bạn cần phải nhìn nhận các màu sắc, và hình dung hình dạng, bố cục, tone màu sẽ được ghi nhận ra sao. Thành công của shot ảnh đen trắng phụ thuộc vào vài yếu tố khác nhau, nhưng yếu tố chính là để ý tới chủ thể chính sẽ xuất hiện theo 1 hình thái màu xám khác biệt rõ nét so với hậu cảnh. Sau đó hãy quan sát sự tinh tế của tone màu và bố cục để thêm độ sâu cho bức ảnh. Bạn cũng nên chú ý tới bố cục màu sắc để có thể chuyển đổi các màu sang tone màu phù hợp. Hãy thử chuyển 1 số ảnh hiện có của mình sang chế độ đen trắng để có cái nhìn dễ dàng hơn cho những bức ảnh sắp tới nhé.

    Những chủ thể nào phù hợp với ảnh đen trắng?

    Những yếu tố bạn nên tìm kiếm để nhận biết 1 chủ thể phù hợp cho ảnh đen trắng là :
    + Độ tương phản, hình dáng: hãy tìm những chủ thể đơn giản, đường nét hình dạng rõ ràng)
    + Tone màu (ảnh đen trắng gồm các sắc độ xám khác nhau, bởi vậy hãy tìm kiếm các chủ thể nơi có nhiều ánh sáng (high-key) hoặc tối (low-key))
    + Bố cục và chi tiết (những chi tiết hoặc bố cục rõ ràng như tảng đá, lá cây hoặc đám mây, có thể tạo chiều sâu cho bức ảnh đen trắng của bạn)
    + Bố cục hình học ( hãy chú ý tới những đường nét sắc nét có thể sử dụng làm đường dẫn hoặc đường chéo cho khung hình)
    Những chủ thể phụ thuộc nhiều vào hiệu ứng màu sắc hoặc các điều kiện ánh sáng sẽ không thích hợp cho ảnh đen trắng.

    Kỹ thuật chụp ảnh sử dụng bố cục hình học trong ảnh đen trắng

    Hình dạng đơn giản và bố cục mạnh mẽ sẽ đảm bảo cho bạn 1 bức ảnh đen trắng ấn tượng. Với các đường thẳng và góc lạ, những tòa nhà cấu trúc nhân tạo là chủ thể lý tưởng cho shot ảnh loại này. Hãy chú ý chụp với góc có hậu cảnh đơn giản. Như shot ảnh dưới đây, tác giả chọn bố cục sao cho tránh những kiến trúc bao quanh và có bầu trời rộng mở.

    Thiết đặt máy ảnh

    Đầu tiên hãy kiểm tra độ phơi sáng (exposure): Nếu cảnh chụp có nhiều tone sáng màu, chủ thể sẽ thường bị under-exposed. Đặt exposure compensation khoảng +1.5EV sẽ cân bằng độ phơi sáng.
    Với khẩu độ, để đảm bảo cảnh vật sắc nét, trong bức ảnh dưới đây tác giả đặt f/16 để lấy tiêu điểm vào bãi cỏ.
    ISO được đặt là ISO100 hoặc 200 để giảm noise. Ngoài ra để đảm bảo chất lượng tốt nhất, hãy chụp dưới định dạng file raw – đem đến cho bạn quyền kiểm soát hoàn toàn về độ sắc nét, tương phản và cân bằng của bức ảnh. Để xóa những khoảng tối, hãy dùng các thiết bị khuếch tán

    Kỹ thuật chụp ảnh sử dụng filters trong ảnh đen trắng

    Những bộ filter màu truyền thống sử dụng cho film đen trắng không phù hợp với máy ảnh kỹ thuật số, nhưng bạn vẫn có thể tăng độ tương phản trong các shot ảnh đen trắng bằng cách sử dụng kính phân cực. Hãy quay filter để làm tối bầu trời, làm nổi bật những chủ thể sáng hơn như tòa nhà hoặc đám mây. Kính phân cực cũng sẽ loại bỏ những phản chiếu từ các chủ thể như kính hoặc nước. Những bức ảnh đen trắng thành công không cần phải chứa cả tone sáng và tối mà cần có 1 trong 2 tone màu này. Ảnh chân dung, chụp gần – bạn có thể kiểm soát ánh sáng và hậu cảnh – sẽ phù hợp với tone màu sáng. Hoặc những cảnh có nhiều bóng và tone trung tính sẽ đem đến 1 cảm giác bí ẩn cũng sẽ phù hợp với ảnh đen trắng.
    ​​​​​​​

    Bố cục màu sắc trong nhiếp ảnh

    Hiểu biết về những kiểu bố cục cơ bản, những màu tương phản nhau, những màu hợp nhau hay những điều cơ bản của lý thuyết màu sắc sẽ làm cho bố cục của những tác phẩm ảnh của bạn trở nên thu hút, có điểm nhấn; cách dễ dàng nhất để làm cho những bức ảnh thực sự nổi bật là sử dụng màu sắc.
    Trong hướng dẫn này WONAV.com sẽ đưa ra các kết hợp màu sắc tốt nhất để chụp ảnh theo lý thuyết màu sắc và cách làm thế nào có thể mang nó tiến một bước xa hơn để làm cho hình ảnh thực sự tuyệt vời hơn.
    Color Theory: the best color combinations for photography (and how to take it further)
    Hầu hết trong chúng ta khi chụp ảnh màu thường chúng ta có được hình ảnh màu mà không thực sự suy nghĩ về nó, không sắp xếp nó, có thể chúng ta không quan tâm hoặc không biết các quy tắc bố cục màu sắc. Bạn hãy dừng lại, xem xét kỹ cảnh vật mà bạn muốn chụp. Bạn nên lựa chọn bố cục, sắp xếp các mãng màu tạo thành một sự kết hợp màu sắc với nhau trong tác phẩm của bạn. Chúng tôi tin rằng bạn sẽ có hoặc nhận ra sự thay đổi mạnh mẽ trong các bức ảnh của bạn. 
    Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu qua những điều cơ bản của lý thuyết màu sắc.Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn thấy làm thế nào để sử dụng vòng tròn màu, cách kết hợp màu sắc hoàn hảo. Chúng tôi tập hợp thành 4 cách sử dụng màu sắc khác nhau để tạo ra điểm sáng, điểm nhấn trong ảnh.
    Bạn sẽ cần một trang phục, quần áo, hoặc phụ kiện khăn, nón có màu sắc tươi sáng. Đầu tiên chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách để thêm một hoặc hai điểm nhấn màu sắc rực rỡ kết hợp với một chủ đề trung tính vẫn tạo ra bức chân dung có điểm nhấn mạnh.
    Từ đó, chúng tôi sẽ thử nghiệm với việc sử dụng màu bổ sung (những màu trên các cạnh đối diện của bánh xe màu) với nhau. Giai đoạn thứ ba là sự pha trộn sắc thái của một màu cho các hiệu ứng nổi bật, và để kết thúc chúng tôi sẽ hoà trộn rất nhiều màu sắc khác nhau cho hình ảnh như cầu vồng, một hình ảnh vui vẻ. (vòng tròn màu sắc ánh sáng google search nha các bạn)
    Ánh sáng rất phức tạp và trong phạm vi của bài viết chúng tôi không trình bày cụ thể về nguyên lý hoạt động của ánh sáng. Chúng tôi muốn trình bày cách cảm thụ màu sắc đôi khi nó ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta. Hiểu và sử dụng tốt chúng ta sẽ có những bức ảnh không chỉ mô tả hình dáng bên ngoài của con người mà còn mô tả được tâm trạng của con người, một bức ảnh thực sự sống động.

    Kết hợp màu sắc: màu gần nhau 

    Color Theory Tip 01 A touch of color
    Người mẫu của chúng tôi với đôi môi đỏ và chiếc khăn nổi bật với chiếc áo khoác đen và các bức tường màu xám, ánh mắt trong đã làm cho bức ảnh chụp trở nên sống động.

    Kết hợp màu sắc: màu đối nhau 

    Color Theory Tip 02 Matching complementary colors
    Một khi bạn đã nắm vững mầu tương phản đơn màu, hãy thử tương phản hai màu trong một bức ảnh, bạn sẽ có bức chân dung thú vị.
    Cách dễ nhất để chọn hai màu tương phản để sử dụng với nhau là tham khảo các bánh xe màu - màu sắc trực tiếp đối diện nhau, chẳng hạn như màu vàng Yellow và màu xanh Blue, hoặc màu đỏ Red và màu xanh lá cây Green, thường sẽ tương phản mạnh nhưng lại bổ sung cho nhau tốt.

    Kết hợp màu sắc: 1 màu đơn với nhiều sắc thái (dân dã ta hay nói là tone sur tone)

    Color Theory Tip 03 Shades of a single color
    Màu đơn nhưng đa sắc có thể gợi lên những phản ứng cảm xúc rất mạnh mẽ khi chúng ta xem chúng.
    Màu đỏ, ví dụ, tượng trưng cho niềm đam mê và sự nguy hiểm, trong khi màu xanh có tác dụng ngay lập tức làm dịu.
    Áp đặt cảm xúc cho người xem bằng cách tạo ra hình ảnh sử dụng nhiều sắc thái màu nhưng chỉ có một màu - như ví dụ ở hình trên là sự kết hợp nhiều sắc thái khác nhau của xanh lá cây Green tạo ra một cảm xúc yên tĩnh.
    Hai bức chân dung của chúng tôi cho thấy, hai tình huống ánh sáng khác nhau cách cài đặt cân bằng trắng khác nhau. Trong bức ảnh đầu tiên của chúng tôi, chúng tôi đã sử dụng các thiết lập tungsten setting hạ tone màu của áo đầm tím purple tạo ra một cảm giác màu lạnh tương phản với chiếc khăn màu đỏ. Trong khi trong lần thứ hai chúng tôi đã giữ ánh sáng tự nhiên cho một hiệu ứng ấm lên trên sắc thái xanh lá cây tạo cảm giác màu nhẹ nhàng nhưng ấm áp.

    Kết hợp màu sắc: cuộc chiến của màu sắc

    Color Theory Tip 04 Color clash
    Với bất kỳ nguyên tắc nào nhiếp ảnh cho là "tốt", cũng chỉ có tính tham khảo bạn muốn nổi bật, sáng tạo theo cách riêng thì đôi khi bạn cần phải phá vỡ các quy tắc, sự kết hợpmàu sắc cũng không là ngoại lệ.
    Trộn và kết hợp tất cả màu sắc với nhau, ngạc nhiên ngắm nhìn hiệu quả của nó - bạn càng thử nghiệm, càng có nhiều kinh nghiệm bạn sẽ nhận ra những quy luật hay và những cái chỉ mang đến sự sặc sở vô nghĩa.
    Trong bức chân dung này, các bức tường màu xanh Cyan, váy màu xanh lá cây Green, màu tím Magenta khăn choàng và hoa màu vàng Yellow theo lý thuyết thì không nên xuất hiện cùng nhau, nhưng do sự tương phản và hỗn loạn của chúng trong ánh sáng mềm mại, nhưng chúng tôi đã tạo ra một hiệu ứng cầu vồng nghịch hấp dẫn.

    Kết hợp màu sắc tốt nhất trong nhiếp ảnh

    Màu sắc chụp ảnh dưới ánh sáng mặt trời khắc nghiệt sẽ trông rất khác với màu sắc tương tự trong ánh sáng trong nhà mềm mại.
    Cường độ ánh sáng quan trọng nhưng góc chiếu sáng còn quan trọng hơn. Trong mỗi vị trí chiếu sáng của ánh sáng các màu sắc trên khăn của người mẫu nhìn rất khác nhau.
    Color Theory Tip 05 Taking it further: front lighting

    Chiếu sáng thuận sáng

    Giữ mặt trời hoặc nguồn sáng chính khác trực tiếp phía sau bạn (ánh sáng thuận) sẽ hiển thị màu sắc như chúng ta nhận thức chúng trong cuộc sống thực, với tất cả các tông màuthống nhất và sáng rực rỡ, như chúng ta có thể nhìn thấy trong bức ảnh này chiếc khăn với màu sắc cầu vồng.
    Color Theory Tip 05 Taking it further: back lighting

    Ánh sáng ngược sáng

    Ánh sáng ở phía sau chủ thể, khi bạn hướng ống kính vào mặt trời, cho ra một bức ảnh với màu sắc im hơi lặng tiếng hơn màu sắc trong các bức ảnh thuận sáng. Trong bức ảnhnày, cần một phản quang cho ánh sáng có độ toả nhẹ mềm mại tạo ra ra một sự hài hòa,cảm giác lãng mạn tuy màu sắc của khăn có thể kém hơn và yếu ớt hơn. 
    Color Theory Tip 05 Taking it further: side lighting

    Ánh sáng chếch (1 bên) 

    Ánh sáng bên trong bức ảnh sẽ tạo ra bóng mạnh mẽ của chủ đề và các màu nổi bật với các chi tiết bề mặt hoàn hảo. Trong hình ảnh của chúng tôi, các bộ phận của chiếc khănvới ánh sáng trực tiếp hiển thị tươi sáng, màu sắc, trong khi khu vực trong bóng tối là tối hơn.
     (Nguồn Tổng hợp)